Thứ bảy, 15/02/2020 - 01:08:10

6 Ngành nghề đầy triển vọng trong 5 năm tới

Dưới đây là một số ngành nghề đầy triển vọng, các bạn tham khảo nhé.

1. Chuyên gia Tâm lý

- Ngày nay, cạnh tranh không chỉ bùng nổ trên thương trường mà nó còn len lỏi vào cuộc sống cá nhân cũng như môi trường làm việc của mọi người. Trong hoàn cảnh đó, bỗng dưng những soft skill (kỹ năng bẩm sinh hay do rèn luyện) lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. "Chúng tôi đánh giá những soft skill ngang với tấm bằng đại học của các ứng viên", Kevin Wayne - giám đốc nhân sự của Global Business, cho biết. Công việc có nhiều sức ép, nhịp độ sống nhanh, thời gian giải trí bị ít đi cũng khiến mọi người lâm vào khủng hoảng tâm lý nhiều hơn.
- Chính điều này sẽ khiến các chuyên gia tâm lý trị liệu và tư vấn cuộc sống trở nên "ăn khách" hơn bao giờ hết. ở Mỹ và châu Âu ngày nay, nếu bạn muốn có được một chuyên gia tư vấn tâm lý có năng lực, bạn sẽ phải đăng ký trước 3 tháng với mức chi phí khá cao. Bởi vậy mà các chuyên gia này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Trong tương lai, nhu cầu này sẽ còn tăng hơn, ước tính thế giới cần đến khoảng 2 triệu chuyên gia tâm lý.

Kết quả hình ảnh cho chuyên gia tâm lý
- Rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học như: hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

2. Công nghệ sinh học

- Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,.. đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

Kết quả hình ảnh cho công nghệ sinh học
- Ngành Công nghệ sinh học được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.

3. Kỹ thuật môi trường

- Mỗi năm, con người thải ra tự nhiên hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, chưa kể nước thải và khí thải. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững, cần phải có những người đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn xử lý đống chất thải này. Và đó chính là những kỹ sư môi trường và xử lý chất thải.

Kết quả hình ảnh cho kỹ thuật môi trường
- Theo học ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm. Đồng thời ngành học này còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn; có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
- Với việc ứng dụng rộng rãi như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm tốt các công việc như: chuyên viên môi trường ở các cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, tổ chức về môi trường; hoặc giữ các vị trí quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện và Trung tâm Nghiên cứu Phòng Tài nguyên và Môi trường của các thành phố, quận, huyện.

4. Quản trị nhân lực

- Ngành quản trị nhân lực là tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên. Bộ phận quản trị nhân sự bắt buộc phải có tầm nhìn về chiến lược và gắn liền với những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản trị nhân lực là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của công tác quản trị, bởi con người là bộ phận nòng cốt, là nguồn lực quan trọng nhất và cũng chính là trung tâm của sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Nếu như nói bộ phận bán hàng là mũi nhọn đứng đầu, mang lại mọi nguồn lợi, doanh thu cho doanh nghiệp, thì nhân sự được xem là hậu phương vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, việc thu hút, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp những có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí, đồng thời giám sát, lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm… chính là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản trị.

Kết quả hình ảnh cho quản trị nhân lực
- Quản trị nhân lực đang là lĩnh vực phát triển mạnh nên cơ hội làm việc của các bạn tốt nghiệp ngành này càng rộng mở. Tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực các bạn có thể làm ở: Bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tập đoàn kinh tế; Trung tâm hỗ trợ việc làm, trung tâm phát triển nguồn nhân lực; Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort; Các trung tâm đào tạo, tuyển dụng; trường đại học, cao đẳng…

5. Logistics

- Với sự xuất hiện của thương mại điện tử (E-commerce) thuật ngữ “logistics” bỗng trở nên “sốt xình xịch” trên thị trường việc làm. Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Kết quả hình ảnh cho logistic
- Logistics góp phần lớn vào sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp tổ chức hiệu quả khâu vận chuyển, dự trữ cũng như những dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa, doanh nghiệp đó sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể về nhân lực và thời gian, giúp giá thành sản phẩm hạ thấp, gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc như: Nhân viên xuất nhập khẩu, Kinh doanh xuất nhập khẩu, thu mua, quản lý hàng hóa, quản lý điều hành hoạt động vận tải…

6. Phân tích tài chính

- Công việc của một chuyên viên Phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc và khách hàng. Đặc biệt, họ phải xét đến tính khả thi để đạt được lợi nhuận và chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Ví dụ, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư có thể đánh giá sức hút của cổ phiếu nào đó cho các công ty môi giới chứng khoán để từ đó họ tư vấn cho khách hàng. Tại ngân hàng, các nhà phân tích phải xem xét khả năng trả nợ của các công ty trước khi quyết định cho vay tiền.
- Những tố chất cần thiết để trở thành chuyên viên phân tích tài chính: Năng khiếu toán học, kỹ năng mềm linh hoạt, biết quản lý công việc và thời gian, nhanh nhạy trước các xu hướng tài chính,…

Kết quả hình ảnh cho phân tích tài chính
- Chuyên viên phân tích tài chính sẽ làm việc tại những vị trí như: Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tag:

Ý KIẾN BẠN ĐỌC (4)

avatar
ndndmsms 4 năm trước

kandknanda

Trả lời

Bạn cần Đăng nhập để có thể bình luận hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadadadad

avatar
ndndmsms 4 năm trước

njnjnj

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadadada

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dada

Trả lời

Bạn cần Đăng nhập để có thể bình luận hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadada

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadada

avatar
ndndmsms 4 năm trước

adda

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadada

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadad

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadad

Trả lời

Bạn cần Đăng nhập để có thể bình luận hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản

avatar
ndndmsms 4 năm trước

sdada

avatar
ndndmsms 4 năm trước

dadad

Trả lời

Bạn cần Đăng nhập để có thể bình luận hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản

Bạn cần Đăng nhập để có thể bình luận hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản