Thứ sáu 26/04/2024
  • Hướng nghiệp
Thứ hai, 25/07/2022 - 08:44:04

Chọn nghề thế nào khi còn quá mông lung về bản thân?

Bước ra khỏi cánh cổng THPT, không ít bạn trẻ gặp phải tình trạng loay hoay không biết mình thích gì, mình giỏi gì, sẽ làm nghề gì trong tương lai. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, cũng đừng quá lo lắng. Một số gợi ý sau đây sẽ là lời khuyên hữu ích để bạn có thể bắt đầu hành trình sự nghiệp của bản thân.

1. Khám phá tiềm năng của chính mình 

Thế giới việc làm liên tục thay đổi, đòi hỏi các bạn trẻ chủ động hơn trong việc khám phá, khai thác tiềm lực của bản thân thay vì chỉ chạy theo xu hướng thị trường. Hãy dành thời gian để suy ngẫm và đánh giá lại những giá trị mà mình đang có, bao gồm: Các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và tính cách cá nhân. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. 

Bạn không cần nghĩ ra những điều quá to tát. Bạn chỉ cần đơn giản liệt kê xem những bộ phim bạn hay xem, những chương trình bạn yêu thích, hay bất cứ thứ gì mà bạn quan tâm. Sau đó tự hỏi tại sao bạn lại thích những hoạt động đó. Ví dụ, bạn yêu thích tình nguyện vì muốn giúp đỡ người khác thì những nghề nghiệp liên quan đến vấn đề xã hội có thể là lựa chọn. Ngược lại, nếu bạn thích làm việc với máy móc bởi yêu thích cấu trúc, giỏi phân tích logic thì nghề kỹ thuật hay liên quan đến số liệu có thể là lựa chọn phù hợp.

Phân tích về chính bản thân mình là bước đầu tiên để phá vỡ rào cản trong tâm trí khi không biết mình thích nghề gì. Hãy tự đặt ra cho mình càng nhiều câu hỏi càng tốt, và sau đó viết ra mọi suy nghĩ, chi tiết mà bạn có trong đầu cho từng câu hỏi.

2. Chọn nghề dựa vào kỹ năng bạn có

Kỹ năng là thứ không thể thiếu khi thực hiện công việc và gắn bó trong suốt hành trình sự nghiệp. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn lựa chọn một nghề nghiệp mà thường xuyên được sử dụng những kỹ năng tạo cảm hứng cho bạn.

Nếu bạn thích viết đương nhiên những công việc sáng tạo nội dung có thể phù hợp, nếu bạn thích việc lắp ráp máy móc thì những nghề cơ khí là lựa chọn không tồi. Có thể dễ dàng tìm kiếm kỹ năng cần thiết cho tương lai bằng các từ khóa hay qua bản mô tả công việc của nghề nghiệp mà bạn quan tâm. 

3. Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ

Không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm tất cả các ng việc để biết mình muốn làm gì.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người làm việc trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm để tìm hiểu về con đường sự nghiệp của họ và nhận lời khuyên để lựa chọn nghề nghiệp. 

Đó có thể là bạn bè, người thân quen của bạn, hoặc bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm tìm việc làm trên mạng xã hội, lập các chủ đề để thu hút mọi người đưa ra ý kiến và trao đổi thêm nếu thấy cần thiết.

4. Lập danh sách các công việc muốn thử sức

Sau khi hiểu hơn về tiềm năng của bản thân và có được ý kiến trao đổi từ nhiều người, đây là lúc bạn dần hình dung được ng việc mà mình muốn theo đuổi. Hãy liệt kê hết ra mọi chức vụ, những ng ty và lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, hay một mô tả ng việc mà bạn muốn làm. 

Có rất nhiều nguồn thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về các ngành nghề này. Đơn cử như từ người thân, bạn bè, internet,... Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng sẽ tìm được một ng việc đáp ứng được mọi nhu cầu bản thân đã đề ra. Chúng có thể sẽ khác biệt đôi chút về chức danh hay mô tả ng việc. Vì vậy, hãy luôn có một tư duy linh hoạt khi lên danh sách ng việc này nhé.

5. Nghiên cứu và thu hẹp danh sách các công việc muốn làm

Khi đã có được một danh sách sơ bộ những ng việc bạn muốn làm, hãy tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về từng chức danh, ngành nghề, lĩnh vực hay ng ty trong danh sách đó. 

Không phải tất cả những gì được liệt kê ra đều phù hợp với bạn, có rất nheieuf yếu tố khác tác động đến quyết định chọn nghề nghiệp của bạn như: Lương, phúc lợi, kỹ năng cá nhân, yêu cầu ng việc, cơ hội thăng tiến, triển vọng nghề nghiệp,...

Bạn cần phải đầu tư nghiên cứu các nghề nghiệp nhiều hơn để đưa ra câu trả lời cụ thể. So sánh với nhu cầu của bản thân, nhu cầu thị trường lao động và chọn ra ng việc muốn trải nghiệm nhất tại thời điểm hiện tại.

6. Chọn ngành và chọn trường

Sau đó, bạn bắt đầu nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực, xem xét các yêu cầu về học tập cho từng công việc, cùng với triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Hãy trả lời câu hỏi lĩnh vực này liệu có phát triển trong tương lai hay thu nhập sẽ ra sao? Giai đoạn này ngoài việc tra cứu thông tin trên internet, bạn sẽ rất cần ý kiến của những người đi làm lâu năm, người làm hướng nghiệp, cha mẹ và thầy cô.

Khi đã chọn được ngành nghề thì việc lựa chọn trường học sẽ là giai đoạn tiếp theo. Hãy chọn những trường có điểm số phù hợp với học lực, điều kiện gia đình và cung cấp bằng cấp tốt nhất trong lĩnh vực bạn quan tâm. Bạn nên có những lựa chọn sớm, tránh việc "nước đến chân mới nhảy", khi đó khó có thể đưa ra những lựa chọn không phù hợp.

 

Trên đây là một số kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn phần nào có thể định hướng và chọn lựa được ngành học phù hợp với bản thân. Đứng trước ngưỡng cửa chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai thật sự là khó khăn. Vì vậy nếu vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề chọn ngành, chọn nghề, đừng ngại liên hệ ngay với Webtuyensinh.edu.vn để nhận được tư vấn cụ thể từ các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi. Chúc bạn thành ng trên con đường sắp tới nhé!

Nguyễn Thủy

Tag: