Thứ sáu 26/04/2024
  • Giáo dục
Thứ hai, 11/07/2022 - 01:57:30

Gia đình cần giúp trẻ học cách đối phó với thất bại khi kết quả thi không như mong muốn

Thời điểm nhận kết quả thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT hay kết quả của bâtf kỳ thi nào đều rất nhạy cảm với trẻ. Nếu kết quả thi không được như mong muốn trẻ rất dễ bị strees, sang trấn tâm lý… Để trẻ vượt qua giai đoạn này, gia đình phải luôn đồng hành cùng con và có những biện pháp can thiệt phù hợp.

Wedtuyensinh.edu.vn chia sẻ tư vấn của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, các bậc phụ huynh là những người đầu tiên phải xác định rằng, thời điểm công bố điểm thi này rất nhạy cảm. Bởi nếu kết quả thi của con không được như kỳ vọng thì đây có thể là một sang chân tâm lý lớn đối với những đứa trẻ.

Do vậy, việc gia đình và phụ huynh cần làm là giúp cho đứa trẻ học cách đối phó với thất bại khi những kết quả thu về không như mong muốn. Các bậc phụ huynh cần xác định với con rằng, thất bại là một phần của cuộc sống. Ai trong cuộc đời cũng có thất bại và chúng ta học được từ những thất bại của bản thân nhiều hơn nhiều so với việc chúng ta học được từ thành công, cũng như những bài học truyền cảm hứng của những người đã thành công.

Nếu kết quả thi không như mong muốn thì chúng ta phải khuyến khích đứa trẻ tiếp nhận cảm xúc này và chỉ ra những bài học đằng sau sự thất bại. Hãy đồng hành cùng con trong quá trình thử thách bản thân, trong đó sẽ có những nhiệm vụ khó khăn và cách để xử lý thất bại này. Hãy hướng con học hỏi từ những thất bại của mình để thành công hơn trong tương lai. Hiểu con và hiểu năng lực của con để nếu đối mặt với kết quả không như mong muốn sau kỳ thi, cha mẹ sẽ có những chuẩn bị tinh thần cho con. 

Một điều các bậc phụ huynh cũng rất cần lưu ý là việc "khoe thành tích con trên mạng xã hội. Bởi khi chưa có kết quả thi thì mọi gia đình đều trải qua giai đoạn hồi hộp, lo lắng rồi. Do vậy, việc "khoe" vô tình sẽ gây sức ép với các bố mẹ khác và các bạn khác.

Với những bạn không đạt được kết quả như kỳ vọng, thì những thông tin chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội đó sẽ là một sức ép lớn. Các bạn sẽ lo lắng, xấu hổ, tự trách và sẽ có xu hướng càng so sánh mình với những bạn khác. Nếu các em tiếp nhận quá nhiều thông tin như vậy và bố mẹ không có kiểm soát được thì có thể dẫn đến một số những cách thức giải tỏa căng thẳng và cảm xúc rất tiêu cực. Nhiều em thì có thể cuồng ăn, nhiều em bị chìm vào game, có những em bỏ mặc tất cả, tự làm đau bản thân và thậm chí có suy nghĩ tự sát.

Bản thân các bậc phụ huynh phải hiểu rằng "con thất bại không có nghĩa là con không có khả năng" từ đó động viên và làm chỗ dựa để con trẻ. Thất bại ở một thời điểm không có nghĩa rằng con không thành công trong tương lai.

(Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)).

Tag: