Thứ sáu 19/04/2024
Thứ tư, 04/08/2021 - 05:20:14

Nên học ngành Sư phạm Tiểu học hay Sư phạm Mầm non?

So với Sư phạm cấp THCS hay THPT, Sư phạm Tiểu học và Sư phạm Mầm non dường như hơi “lép vế” về độ thu hút, nhưng vẫn là các ngành có triển vọng khi ra trường.

Ngành Sư phạm Tiểu học

Ngành Sư phạm Tiểu học là ngành đào tạo các giáo viên giảng dạy trực tiếp trong hệ thống giáo dục bậc Tiểu học.

Chương trình học: sinh viên sẽ được học các kiến thức về Tâm lý học đường, Phương pháp dạy học, Giáo dục học, Chương trình nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội, các kiến thức chung về Quản lý ngành, Môi trường, An ninh – quốc phòng, An toàn giao thông,…

Cơ hội nghề nghiệp:

  • Giảng dạy ở các trường Tiểu học trong hệ thống trường công lập hoặc các trường tư thục đào tạo liên cấp.
  • Làm việc trong các tổ chức trong và ngoài nước về giáo dục
  • Nhận giảng dạy và ôn luyện tại nhà cho học sinh.
  • Làm việc trong các cơ quan, tổ chức quản lý giáo dục từ địa phương đến Trung ương như: các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo …

Tố chất cần có

  •  Năng lực đánh giá: Ở bậc tiểu học, học sinh phát triển về mọi mặt đều nhanh chóng song không có tính đồng đều. Giáo viên tiểu học cần nhận biết, phát hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời sự phát triển của học sinh về tình cảm, kỹ năng, nhận thức cũng như nhu cầu giáo dục riêng biệt của từng em.
  • Năng lực đáp ứng: Giáo viên tiểu học cần đưa ra được những biện pháp giáo dục và nội dung đúng đắn, kịp thời, đáp ứng đúng yêu cầu, mục tiêu giáo dục.
  • Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai chương trình dạy học
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Giáo viên tiểu học là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh. Bên cạnh mối quan hệ với học sinh thì giáo viên tiểu học còn cần thiết lập mối quan hệ thuận lợi với các phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.

Ngành Sư phạm Mầm non

Ngành Sư phạm Mầm non là ngành đào tạo các cán bộ giáo viên dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập

Chương trình học:

Sinh viên khi theo ngành Sư phạm Mầm non sẽ được học các kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, Giáo dục kỹ năng sống, Tổ chức hoạt động vui chơi, Phương pháp hoạt động thể chất, Vệ sinh – Dinh dưỡng, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ,…

Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc tại các cơ sở Mầm non công lập hoặc dân lập
  • Làm việc tại các trung tâm giáo dục trẻ em được cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Làm giáo viên trông trẻ tại nhà
  • Điều hành cơ sở giáo dục Mầm non tư thục được cấp phép hoạt động

Tố chất cần có

  • Lòng yêu thương trẻ: Lòng yêu nghề chính là động lực lớn nhất để mỗi người kiên trì với nghề nghiệp mà mình chọn lựa. Đối với cấp mầm non, giáo viên được xem như những “tấm gương”, là người định hướng nhân cách cho trẻ.
  • Kiên nhẫn và có khả năng kiềm chế tốt:
  • Biết kiên nhẫn và kiềm chế cũng là một yếu tố không thể thiếu của giáo viên mầm non.Nếu giáo viên thiếu kiên nhẫn sẽ khó có thể quan tâm, chia sẻ với trẻ những gì mà chúng thổ lộ.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao: Bạn cần tỉ mỉ và tinh tế để phát hiện ra nhu cầu của trẻ để có thể gần gũi với trẻ. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc, giúp các bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tình cảm, tinh thần.
  • Phải nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết

Tag: