Thứ sáu 19/04/2024
Thứ tư, 17/03/2021 - 01:39:47

Những điều cần biết về ngành Quan hệ Quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế là ngành học rất hấp dẫn, dành cho những người năng động. Tuy nhiên, để theo học ngành này thì đòi hỏi bạn phải có học lực từ loại khá trở lên và khả năng tiếng Anh phải rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Quan hệ quốc tế.

1. Tìm hiểu về ngành Quan hệ Quốc tế

  • Quan hệ quốc tế (tiếng Anh là International Relations) là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học.
  • Ngành Quan hệ quốc tế là ngành học liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.
  • Ngành học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

2. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế

Để biết ngành Quan hệ quốc tế học những môn gì, các bạn hãy xem khung chương trình đào tạo của ngành trong bảng dưới đây.

TT

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Ngôn ngữ giảng dạy

Lý thuyết

Thực hành

I.Khối kiến thức giáo dục đại cương

37

 

 Khoa học Mác– Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

 

  1.  

Triết học Mác- Lênin

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Kinh tế chính trị Mác- Lênin

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

 

Khoa học xã hội và nhân văn

11

 

Bắt buộc

7

 

  1.  

Pháp luật đại cương

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Chính trị học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Quan hệ quốc tế đại cương

2.0

1.5

0.5

 

Tự chọn

4

 

  1.  

Tâm lý học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Xã hội học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Lịch sử văn minh thế giới

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Khoa học chính sách công

2.0

1.5

0.5

 

Khoa học tự nhiên

3

 

 

 

  1.  

Tin học ứng dụng

3.0

2.0

1.0

 

Ngoại ngữ

10

 

  1.  

Tiếng Anh học phần 1

3.0

1.5

1.5

Tiếng Anh

  1.  

Tiếng Anh học phần 2

4.0

2.0

2.0

Tiếng Anh

  1.  

Tiếng Anh học phần 3

3.0

1.5

1.5

Tiếng Anh

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

 

 

II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

13

 

Bắt buộc

9

 

  1.  

Thông tin đối ngoại Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Thể chế chính trị thế giới

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Địa chính trị thế giới

2.0

1.5

1.5

 

  1.  

Lịch sử ngoại giao Việt Nam

3.0

1.5

1.5

 

Tự chọn

4

 

  1.  

Quan hệ công chúng quốc tế

2.0

1.5

0.5

Tiếng Anh

  1.  

Kinh tế đối ngoại Việt Nam

2.0

1.5

0.5

Tiếng Anh

  1.  

Ngoại giao kinh tế và văn hóa

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Đông phương học

2.0

1.5

0.5

 

Kiến thức ngành

14

 

Bắt buộc

10

 

  1.  

Lịch sử quan hệ quốc tế

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Lý luận quan hệ quốc tế

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Chính sách đối ngoại Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

Tự chọn

4

 

  1.  

Ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Luật pháp quốc tế

2.0

1.5

0.5

Tiếng Anh

  1.  

Quan hệ quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

2.0

1.5

0.5

 

  1.  

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

2.0

1.5

0.5

 

Kiến thức chuyên ngành

39

 

Bắt buộc

32

 

  1.  

Truyền thông thời đại toàn cầu hóa

3.0

2.0

1.0

 

  1.  

Lý luận báo chí quốc tế và báo chí toàn cầu

3.0

2.0

1.0

Tiếng Anh

  1.  

Lý thuyết và thực hành truyền thông quốc tế

3.0

2.0

1.0

Tiếng Anh

  1.  

Lao động nhà báo quốc tế

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Thông tấn báo chí đối ngoại

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Chính luận báo chí đối ngoại

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Tổ chức hoạt động đối ngoại

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Tiếng Anh chuyên ngành (1)

4.0

2.0

2.0

Tiếng Anh

  1.  

Tiếng Anh chuyên ngành (2)

4.0

2.0

2.0

Tiếng Anh

Tự chọn

7

 

  1.  

Tiếng Anh chuyên ngành (3)

4.0

2.0

2.0

Tiếng Anh

  1.  

Kỹ thuật, nghiệp vụ báo chí đối ngoại

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá

3.0

1.5

1.5

 

  1.  

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

3.0

1.5

1.5

 

Kiến thức bổ trợ

10

 

Bắt buộc

6

 

  1.  

Nghệ thuật phát biểu và phát ngôn đối ngoại

2.0

1.0

1.0

 

  1.  

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

2.0

1.0

1.0

 

  1.  

Giao tiếp và đàm phán quốc tế

2.0

1.0

1.0

 

Tự chọn

4

 

  1.  

Kỹ năng quản trị truyền thông quốc tế

2.0

1.0

1.0

Tiếng Anh

  1.  

Quản lý báo chí đối ngoại

2.0

1.0

1.0

 

  1.  

Nghiệp vụ lễ tân và văn phòng đối ngoại

2.0

1.0

1.0

 

  1.  

Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành

2.0

1.0

1.0

Tiếng Anh

III. Kiến tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp

25

 

  1.  

Thực tế kinh tế - xã hội (trong nước hoặc nước ngoài)

5.0

1.0

4.0

 

  1.  

Thực tập nghề nghiệp

10.0

1.0

9.0

 

  1.  

Khóa luận tốt nghiệp

10.0

1.0

9.0

 

 

Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3. Các khối xét tuyển ngành Quan hệ Quốc tế

- Mã ngành: 7310206

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Quan hệ Quốc tế

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quan hệ quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 18 - 24 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Quan hệ quốc tế theo từng khu vực sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp.

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Duy Tân

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ Quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí việc làm đa dạng, bởi hiện nay nguồn nhân lực của ngành này đang thiếu hụt. Sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên viên đối ngoại của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành;
  • Công tác truyền thông đối ngoại trên các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình... trong ngành truyền thông;
  • Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án, đại diện thương mại trong và ngoài nước hay tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
  • Công việc biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch;
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các trường đại học, viện đào tạo...

 Với sự phong phú trong các vị trí công việc như trên, sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các Bộ, Ban, Ngành;
  • Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các đơn vị báo chí, truyền hình;
  • Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học, viện đào tạo chuyên môn...

7. Mức lương ngành Quan hệ Quốc tế

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Quan hệ quốc tế và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất ngành Quan hệ Quốc tế cần có:

Để theo học ngành Quan hệ quốc tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Có kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe
  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về văn hóa, xã hội nước nhà cũng như lịch sử và văn hóa thế giới
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao
  • Năng động, tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Khả năng tự học hỏi, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng khác như nghi thức ngoại giao, phong tục tập quán của từng quốc gia...

Chắc hẳn với những thông tin bài viết giới thiệu đã giú các bạn hiểu thêm về ngành Quan hệ quốc tế và từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không. 

(Theo Tổng hợp)